8-
Tất cả đều là thử thách.
Một
hôm Ngài tình cờ phát hiện ra kinh
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, đọc
qua một lần Ngài cảm kích vô cùng,
biết rằng Đức Địa Tạng thật
đại từ bi quan tâm đến chúng sanh như
thế mà chúng sanh lại không biết. Vì
thế Ngài phát nguyện mỗi ngày quỳ
trước chánh điện tụng kinh Địa
Tạng. Nền chánh điện làm bằng xi măng
thô lại không có nệm quỳ, Ngài thì
mặc quần vải mỏng mà quỳ trên
nền cứng đó tụng kinh Địa Tạng
mỗi lần tụng hai giờ, càng tụng càng
hỷ lạc đến nỗi đầu gối bị
sướt trầy rướm máu mà Ngài
vẫn không hay, mỗi ngày Ngài cứ y
giờ quỳ trước chánh điện thành
tâm tụng kinh Địa Tạng.
Lần
nọ, có một cư sĩ mang phẩm vật đến
Chùa cúng dường, thấy Ngài quỳ
tụng kinh như thế hết lòng khâm phục
và tán thán Ngài với các người
khác là:
-
Thầy đó dụng công như vậy, như
vậy... thật là tinh tấn quá mức.
Sau
khi cư sĩ kia rời khỏi, mấy huynh đệ
ở Chùa cùng lại mắng Ngài:
-
Thầy muốn biểu diễn cố ý cho cư sĩ
thấy mình là người chân tu, nhưng
chẳng qua là phan duyên đó thôi!
Ngài
không một lời biện giải, nhưng rõ
biết tâm mình là chỉ muốn tụng
kinh thôi.
Từ
đó về sau nhiều việc ồn náo, vô
lý xảy ra; Trước khi Ngài tụng kinh có
những người khác đến la rầy:
“Ồ! chỉ giả bộ tu hành đó mà.”
Đến lúc tụng kinh xong họ lại
giễu báng: “Ông Thầy giả bộ tu hành,
tụng kinh xong rồi kìa.” Ngày ngày đều
bị dèm pha nhưng Ngài vẫn nhẫn nại
không nói một lời. Trải qua hơn một
trăm ngày tụng kinh, ma chướng thật đến.
Ngày nọ vừa tụng kinh xong, có một
vị đại sư huynh, không nói một
lời đến tát vào mặt Ngài một
cái, Ngài thắc mắc không biết vì
sao, nhưng vẫn không dám hỏi. Xong ông sư
huynh quát lên rằng,
-
Thầy là ai? Sao lười như thế trốn lánh
công tác và an nhàn ở đây, người
ta làm việc còn Thầy làm bộ tụng
kinh, phô trương cho người ta xem hả? Trong
chùa này Thầy làm gì có chỗ
để tu? Thầy có công đức gì
để tu hành ở đây?
Từ
đó Ngài ngừng việc tụng kinh. Tu đạo
thật không dễ dàng và luôn gặp chướng
ngại, người dụng công tu hành có chút
điểm thành tựu thì ma sẽ đến
khảo nghiệm định lực của họ; Lúc
bắt đầu tu đạo Ngài đã tu trong
nghịch cảnh nhưng Ngài chưa từng thối
tâm, luôn tinh tấn tu trì trước sau như
một.
Đến
năm mười tám tuổi công phu tu tập
thiền định của Ngài đã được
thuần thục. Khi lên mười chín, đêm
29 tháng chạp, Ngài mơ thấy mình đi
vào một túp lều tranh, góc phía Nam có
một Ông lão và
hai Bà lão, phía Bắc có một
Thiếu phụ trẻ, nhan sắc cực kỳ diễm
lệ, ăn mặc diêm dúa, bồng con nhỏ
khoảng một tuổi ngồi trên giường. Bên
góc phía Đông có một cây đèn
dầu trơ trọi để trên cái rương
gỗ; rồi thấy nàng ta lấy tay dập
tắt ngọn đèn, và cố ý nói:
-
Đêm nay hắn lại không về nhà!
Khi
đèn đã tắt, nàng ta nhẹ bước
nhanh tới và dang hai tay ôm chầm lấy Ngài;
biết thiếu phụ có tà ý nên Ngài
quát to:
-
Ngươi làm gì thế?
Ngài
nói liền mấy lần như vậy. Không nghe
tiếng trả lời, Ngài biết rõ đó
chính là yêu ma quỷ quái, nếu không
thì tại sao không biết hổ thẹn, Ngài
bèn niệm lớn: “Nam Mô Quán Thế Âm
Bồ Tát, xin Ngài mau đến cứu con!”
Nhờ sức hộ trì của Đức
Bồ Tát, vừa niệm xong Ngài giật mình
tỉnh dậy, biết mình vừa trải qua cơn
ác mộng.
Cũng
lạ là phần thân thể mà Ngài
bị con ma ôm trúng bị đau nhức
khoảng một tuần lễ mới hết. Người
nghe chuyện đều kinh dị vì không
biết đây là thật hay ảo.
Sau
biến cố này; Ngài dạy các môn
đệ như sau:
Tất cả
đều là những cuộc trắc nhiệm
Để đo
lường phản ứng của ta
Nếu không
tỉnh giấc để sa vào cám dỗ
Thì mất
hết công đức tu hành.
Lúc
còn đi học Ngài cũng tham gia vào các
Hội đoàn Phật giáo,Từ thiện, Đạo
đức... Sau khi ngưng học Ngài dốc hết
tinh thần vào việc thiện, không những
đã sáng lập trường học miễn phí,
cử ban diển giảng mà còn tế bần
cứu khốn nữa.
Năm
mười sáu tuổi Ngài tham gia Hội Đạo
Đức và chỉ một năm sau Ngài đã
giảng pháp cho sáu, bảy mươi người
đa số là người trung niên.
Khi
thuyết giảng Ngài luôn dùng phương cách
đơn giản, dễ hiểu. Một ví dụ là
việc ăn vỏ khoai, mọi khi các Hội viên
dùng bữa trưa tại Hội và không bao
giờ họ chịu ăn khoai cả vỏ. Trước
đó, Ngài đã giảng về việc
ăn những gì người khác ăn không
được và làm những gì người
khác làm không được, và quan
trọng nhất là thực hành điều này
một cách chân thật. Những lời dạy
của Ngài đã không rót được
vào tai của các Hội viên vì họ
đã không chú ý nghe.
Vào
một hôm nọ, có một số Hội viên
dùng bữa trưa với khoai, như thường
lệ họ nhổ vỏ khoai cùng khắp sàn
nhà. Ngài bèn lấy một cái bát
đi vòng quanh nhặt tất cả vỏ khoai,
rồi ngồi xuống ăn các vỏ ấy.
Hội viên thấy vậy rất đỗi ngỡ
ngàng vì chính Thầy mình đã
ăn lại vở khoai do mình đã nhai và
nhổ ra. Đến lúc đó, họ mới
thấm sâu bài học của Thầy về
việc ăn những gì người khác không
ăn được; Từ đó các Hội viên
ăn năn hối lỗi và thay đổi tánh
nết.
Mọi
người trong làng và các bạn trong
Hội đều rất kính ngưỡng lòng
hiếu hạnh của Ngài nên đã cử
Ngài làm Hội trưởng, lãnh đạo
Hội Thiện Nguyện bài trừ hút sách,
rượu chè. Lúc đó một người
bạn Ngài họ Thiệu, từng làm Phó
Hội Trưởng, ông vốn khuyên người
cai thuốc, bỏ rượu, không hiểu vì
sao chính ông lại phạm giới uống rượu,
mọi người trong Hội đều khuyên
giải nhưng ông không nghe. Khi Ngài biết
được việc này, Ngài nói rằng:
-
Tôi sẽ cố gắng thuyết phục ông ta
bỏ rượu nhưng nếu tôi thất bại tôi
sẽ tự sát và sẽ không bao giờ
trở lại thế giới ô trược này
nữa.
Vì
Ngài nhiệt tâm, đối xử chí thành
khẩn thiết như vậy nên đã cảm hóa
ông Thiệu, khi ông biết rằng một người
bạn vì mình mà dám hy sinh cả tánh
mạng nên lập tức ngưng uống rượu
và hối lỗi. Sau đó ông được
phục hồi chức vụ như xưa.
Vì
duy chỉ có Đức mới mong cảm hóa
được người khác giữ gìn Đạo
lý, mà chính Ngài là người nghiêm
trì trước tiên và Ngài tiếp
tục ra công làm việc không hề biết
mỏi mệt để cất trường học, phòng
hội miễn phí cho việc thuyết giảng
về các sự tai hại của rượu,
thuốc lá, thuốc phiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét